Những thách thức đối với việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học theo chương trình phổ thông 2018 bậc trung học

Các tác giả

  • Mai Thị Hồng Tuyết Trường ĐHSP Hà Nội 2
  • Nguyễn Thị Hường Trường ĐHSP Hà Nội 2
  • Dương Thị Quỳnh Oanh Trường ĐHSP Hà Nội 2
  • Ngô Ngọc Huế Trường TH&THCS Bình Phú

Tóm tắt

Dạy học đọc hiểu văn bản văn học là một yêu cầu trọng tâm đối với môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mục tiêu mới của chương trình đã đòi hỏi yêu cầu cần đạt mới cũng như nội dung mới, phương pháp tiếp cận, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải mới. Ba bộ sách giáo khoa (Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với đời sống) đã được thiết kế theo tinh thần này và đã được đưa vào thực tiễn triển khai. Từ đây, chúng ta thấy hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học của thầy và trò, bên cạnh những thuận lợi, là nhiều thách thức mới. Thách thức đầu tiên đối với người dạy là hệ thống tri thức Ngữ văn về thể loại và các vấn đề xoay quanh thể loại. Gọi đây là thách thức vì muốn dạy được, giáo viên phải có sự hiểu sâu, hiểu kĩ về thể loại. Hơn nữa, chương trình còn yêu cầu dạy nhiều thể loại mới (như thể loại truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, truyện hậu hiện đại…) với nhiều văn bản mới. Bên cạnh đó, hình thức, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của chương trình. Hệ thống các câu hỏi, bài tập được sử dụng để kiểm tra, đánh giá cũng được xây dựng trên những tiêu chí mới… Tất cả những điều này, trước mắt sẽ khiến một bộ phận giáo viên lúng túng và từ đó ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.

 

Tài liệu tham khảo

1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên) (2021), Ngữ văn 6, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập).

3. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên) (2022), Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập).

4. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Phan Huy Dũng (Chủ biên) (2022), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập).

5. Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên) (2021), Ngữ văn 6, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập)

6. Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên) (2022), Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập).

7. Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên) (2022), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam (2 tập).

8. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2021), Ngữ văn 6, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2 tập)

9. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2022), Ngữ văn 7, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2 tập)

10. Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (đồng Tổng chủ biên) (2022), Vũ Thanh (Chủ biên), Ngữ văn 10, NXB Đại học Huế (2 tập).

11. Bình Minh (2022), Bốn lần Việt Nam thay sách giáo khoa

https://vnexpress.net/bon-lan-viet-nam-thay-sach-giao-khoa-4517404.html#:~:text=T%E1%BA%A1i%20H%E1%BB%99i%20th%E1%BA%A3o%20v%C3%A0%20tr%C6%B0ng,%2C%201981%2C%202002%2C%202020.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH “V/v hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông

https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=3196

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-06-2025

Cách trích dẫn

Mai Thị Hồng Tuyết, Nguyễn Thị Hường, Dương Thị Quỳnh Oanh, & Ngô Ngọc Huế. (2025). Những thách thức đối với việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học theo chương trình phổ thông 2018 bậc trung học. Tạp Chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên San Khoa học Xã hội Và Nhân văn, 1(02), 38. Truy vấn từ https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/590

Số

Chuyên mục

Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn