Giá trị thẩm mỹ trong thiết kế trang phục áo dài phụ nữ truyền thống Việt Nam

Các tác giả

  • Đỗ Thị Mỹ Linh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, áo dài vẫn luôn được coi là trang phục truyền thống không thể thiếu đối với người dân Việt Nam và là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt… Áo dài đã trở thành biểu tượng văn hóa và là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam, được lưu giữ và trân trọng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Áo dài không chỉ là một món đồ thời trang mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về bản sắc, truyền thống và tự hào dân tộc của người Việt. Bài báo này trình bày về những giá trị thẩm mỹ tiềm ẩn trong thiết kế áo dài như hình dáng, kết cấu, màu sắc, chất liệu và họa tiết trang trí. Qua đó, nhấn mạnh rằng việc kế thừa và phát huy những giá trị thẩm mỹ của áo dài góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang quốc gia.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Tình (2018), Trang phục người Việt xưa - nay, Nxb Hà Nội.

2. Đỗ Thị Mỹ Linh (2021), Hình tượng hoa sen trong trang phục áo dài nữ giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

3. Hội đồng quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa.

4. Nguyễn Thị Đức (1998), Văn hóa trang phục từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin.

5. Phạm Thảo Nguyên (2018), Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay, Nxb Hồng Đức.

6. Trần Thủy Bình (2009), Giáo trình Mỹ thuật trang phục, Nxb Giáo Dục.

Tải xuống

Đã Xuất bản

09-04-2025

Cách trích dẫn

Đỗ Thị Mỹ Linh. (2025). Giá trị thẩm mỹ trong thiết kế trang phục áo dài phụ nữ truyền thống Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên San Khoa học Xã hội Và Nhân văn, 2(03), 112. Truy vấn từ https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/567

Số

Chuyên mục

Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn