Giọng điệu phản tư trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Tóm tắt
Sau chiến tranh, đất nước bước vào giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thử thách. Nguyễn Minh Châu, với tư cách là một nhà văn có nhiều trải nghiệm thực tế, đã có những suy ngẫm sâu sắc về quá khứ, hiện tại, và tương lai của con người trong bối cảnh này. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã ghi lại chân thực những chuyển biến trong tư tưởng, quan niệm nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật của một tác giả “mở đường tài năng và tinh anh”: từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng phản tư thế sự, từ giọng điệu tán dương chuyển sang giọng điệu cảm khái - phản vấn, từ bút pháp trữ tình truyền thống chuyển sang bút pháp thế sự phản tỉnh. Giọng điệu phản tư trong truyện ngắn của ông sau năm 1975 thường thể hiện việc suy ngẫm và nhìn nhận lại quá khứ, đánh giá lại các giá trị xã hội, đạo đức và nhân sinh qua lăng kính cá nhân và triết lý nhân sinh sâu sắc.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trọng Hoàn (giới thiệu, tuyển chọn), Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004.
2. Trung Trung Đỉnh, Nhà văn Nguyễn Minh Châu, in trong: Nguyễn Minh Châu – Về tác gia và tác phẩm.
3. Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, 2003.
4. Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, Nxb. Khoa học Xã hội, 2002.
5. Tôn Phương Lan, Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, in trong: Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, 2004.
6. Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Báo Văn nghệ số 49 và 50, 1987.
7. Bài viết cuối cùng của Nguyễn Minh Châu, đăng trên Tiền phong chủ nhật số 1, sau đó tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/1990 in lại với tiêu đề do chính ông đặt “Ngồi buồn viết mà chơi”.
8. Nhiều tác giả, Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu, in trong: Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, 2004.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2004.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 .