Cái “kỳ” trong Vũ Nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari
Tóm tắt
“Tiễn đăng tân thoại” của Trung Quốc đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển của thể loại truyện truyền kỳ ở khu vực Đông Á. Truyền kỳ Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng trong thi pháp. Tuy nhiên, truyện truyền kỳ của mỗi quốc gia đã có những sáng tạo độc đáo riêng về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tạo nên màu sắc riêng biệt trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến. Và tác phẩm truyền kỳ Nhật Bản “Vũ nguyệt vật ngữ” là một minh chứng cho tài năng của Ueda Akanari, góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển của thể loại truyền kỳ. Bài viết lấy cái “kỳ” - yếu tố nòng cốt của thể loại truyền kỳ - làm một phạm trù mỹ học trung tâm từ đó đi sâu tìm hiểu sự biểu hiện của nó trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Nghiên cứu cái “kỳ” trong “Vũ nguyệt vật ngữ” cũng chính là cơ sở để nghiên cứu loại hình tiểu thuyết truyền kỳ khu vực Đông Á.
Tài liệu tham khảo
1. Ueda Akinari (2022), Hẹn mùa hoa cúc (Nguyễn Trọng Định dịch), NXB Kim Đồng, Hà Nội.
2. Nhiều tác giả (1998), Tuyển tập truyền kỳ Đường Tống (Hoàng Văn Lâu dịch), NXB KHXH, Hà Nội.
3. Đoàn Lê Giang (2017), Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truy cập từ: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoc-nuoc-ngoai-va-van-hoc-so-sanh.
4. Lê Bá Hán (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Sơn (2017), Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP. HCM.
6. Trần Nghĩa (1997), Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam danh mục và phân loại, Tạp chí Hán Nôm số 1, tr.3-15.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 .