Lý luận phê bình văn học: Có hay không hiện tượng giải phương Tây hóa các lý thuyết văn học ở Việt Nam?
Tóm tắt
Giải phương Tây hóa trong lý thuyết đã bắt đầu diễn ra cách đây nhiều thập kỷ chủ yếu ở những nước đang phát triển hoặc những nước thuộc thế giới thứ ba. Trong xu thế đó, chính ở cái nôi sinh ra các lý thuyết, người ta cũng bắt đầu nhận ra những biến đổi, những điểm đứt gãy, những khoảng trống, và cả vênh lệch trong các lý thuyết vốn được xây dựng từ nền triết học thực chứng phương Tây. Bài viết đề cập đến hiện tượng phổ biến này trên thế giới ở các nền văn học phi phương Tây, và cụ thể, đặt ra vấn đề có hay không hiện tượng giải phương Tây hóa các lý thuyết văn học ở Việt Nam. Để làm sáng tỏ mục tiêu này, bài viết tập trung vào ba luận điểm chính: Thứ nhất, xác lập rõ khái niệm giải phương Tây hóa; Thứ hai, khảo sát diện mạo chung của việc tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết văn học ở Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay; và cuối cùng, đưa ra một số đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học ở Việt Nam nhằm hướng tới việc nhận chân quá trình giải phương Tây hóa như một tiêu chí xây dựng nền lý luận ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Bâ, Saër Maty (2012), and Will Higbee, Introduction: De-westernizing film studies, De-westernizing film studies. Routledge, 1-15.
Cao Kim Lan (chủ biên) (2024), Tự sự học hậu kinh điển ở Việt Nam: Những chuyển đổi hệ hình trong nghiên cứu truyện kể, Nxb. KHXH, Hà Nội.
Cao Kim Lan (Chủ nhiệm đề tài) (2022), Tự sự học hậu kinh điển trong xu hướng nghiên cứu liên ngành, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam.
Cao Kim Lan (2021), Những ẩn số trên hành trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.
Cao Kim Lan (2019), Tự sự học: thực tiễn tiếp nhận và nghiên cứu ở Việt Nam, in trong Ma thuật của truyện kể, Nxb. KHXH, Hà Nội.
Gunaratne, Shelton A, (2010) De-Westernizing communication/social science research: Opportunities and limitations, Media, culture & society 32.3 (2010): 473-500.
Gunaratne, Shelton A. (2009), Globalization: A non-Western perspective: The bias of social science/communication oligopoly, Communication, Culture & Critique 2.1 (2009): 60-82.
La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy, Huỳnh Như Phương (đồng chủ biên) (2015), Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài, Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nôi.
Lã Nguyên (2018), Số phận lịch sử của các lí thuyết văn học, Nxb. Phụ nữ, 2018
Lê Trà My (2018), “Tự sự học ở Việt Nam”, in trong Tự sự học lí thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử chủ biên, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên) (2005), Lý luận phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX-1945, Nxb. KHXH, Hà Nội.
Trần Đình Sử (2017), Dẫn luận thi pháp học văn học, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên) (2016), Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trịnh Bá Đĩnh (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Lí luận phê bình văn học Việt Nam thời kì đổi mới và phát triển (1986-2010) (Đề tài NCKH cấp Bộ), Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Mã số: CT 11-05-01, 2012.
Waisbord, Silvio, and Claudia Mellado (2014), De-westernizing communication studies: A reassessment, Communication theory 24.4 (2014): 361-372, tr.363.
Wallerstein, Immanuel (2008), The modern world-system as a capitalist world-economy, The globalization reader (2008): 55-61.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 .