Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal <p>Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn</p> <p>Đơn vị quản lý: Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.</p> <p>Email: <a href="mailto:tapchikhoahoc@hpu2.edu.vn">sjsh@hpu2.edu.vn</a></p> Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn vi-VN Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn 2815-5653 Đặc điểm thơ tự do Trần Đăng Khoa (qua tập thơ Bên cửa sổ máy bay) https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/539 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Thơ tự do luôn có ưu thế riêng trong biểu đạt cảm xúc, phóng khoáng, linh hoạt trong thể thức. Chính vì thế, thơ tự do là sự lựa chọn của nhiều thi nhân thế giới và Việt Nam. Trong tập Bên cửa sổ máy bay của Trần Đăng Khoa, thể thơ này xuất hiện với tần suất lớn (18/26 bài). Trong Ngữ văn 11 – Bộ sách Cánh diều, bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa được lựa chọn làm ngữ liệu đọc hiểu về thơ tự do. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp <span class="mw-editsection">khảo</span> sát thống kê và phân tích tổng hợp để tìm hiểu một số đặc điểm thơ tự do của Trần Đăng Khoa. Bài báo góp phần giúp định hướng cho học sinh vận dụng tri thức để đọc hiểu thơ tự do nói chung và hiểu hơn về thơ tự do trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay của Trần Đăng Khoa.</span></p> La Nguyệt Anh Trịnh Thị Duyên Hoàng Thu Huyền Vũ Thị Thanh Huyền Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 3 3 Đặc trưng văn hóa Tây Nam bộ trong sáng tác của Võ Diệu Thanh https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/540 <p>Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang là cách tiếp cận được giới nghiên cứu quan tâm bởi văn học là tấm gương của văn hóa. Từ nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội, đến quá trình tổ chức đời sống, ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, … tất cả đều là các vấn đề thuộc về văn hóa, là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học. Phản ánh những hiện thực ấy, tất nhiên, văn học đã trực tiếp phản ánh văn hóa. Và trong những trang văn của mình, Võ Diệu Thanh đã khắc họa khá rõ nét những đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nam Bộ: tính sông nước và tính trọng tình nghĩa của con người Nam Bộ. Sáng tác của nữ văn sĩ thấm đẫm những giá trị văn hóa của vùng đất và con người Tây Nam Bộ, vì thế đã nói lên được cái hồn đất chất người của cả một vùng quê.</p> Nguyễn Thị Thu Giang Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 15 15 Nghệ thuật chuyển thể của Nhật Linh trong kịch bản “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/541 <p>Bài báo trình bày các vấn đề cơ bản của lí thuyết chuyển thể, lí thuyết liên văn bản, đặc điểm cơ bản của thể loại truyện Nôm, kịch bản sân khấu và lấy đó làm căn cứ lí luận để đi vào phân tích nghệ thuật chuyển thể của Nhất Linh trong tương quan với tác phẩm gốc là Truyện Kiều. Từ đó chỉ ra những kế thừa, sáng tạo trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện trong kịch bản Thúy Kiều một kiếp đoạn trường.&nbsp;&nbsp;</p> Nguyễn Thị Việt Hằng Phạm Bá Hải Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 27 27 Sự gặp gỡ hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn A.P.Chekhov và Nam Cao https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/542 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Chekhov và Nam Cao có nhiều điểm khá tương đồng. Họ đều là những con người chịu thương, chịu khó, giàu lòng nhân ái, khát khao yêu thương, hạnh phúc. Họ cùng mang những bi kịch giống nhau (cuộc sống nghèo khổ, tình yêu, hôn nhân không hạnh phúc,..). Từ góc độ xuất thân, họ đều là những con người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Đây là sự gặp gỡ khá thú vị ở hai nhà văn thuộc hai nền văn hoá, văn học khác nhau. Sự gặp gỡ này đã đưa tên tuổi của Chekhov và văn học Nga đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam, đồng thời đưa Nam Cao và văn học Việt Nam vươn ra biển lớn, hoà nhập với văn chương thế giới.</span></p> Lê Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Bích Ngọc Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 37 37 Sự gặp gỡ giữa hình tượng Rraskolnikov (Tội ác và hình phạt – F.dostoevski) và Rastignac (Lão Goriot – H.Balzac) https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/543 <p>Lão Goriot (H.Balzac) và Tội ác và hình phạt (F.Dostoevski) được coi là những tiểu thuyết mẫu mực của văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX. Trong hai tác phẩm kinh điển này, Balzac và Dostoevski đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ, đó là hình tượng nhân vật Rastignac và Raskolnikov - những đại diện tiêu biểu cho lớp thanh niên trong xã hội tư sản châu Âu thời kì chủ nghĩa tư bản phát triển. Mặc dù được xây dựng bởi hai nhà văn ở hai nền văn học khác nhau, song giữa Rastignac và Raskolnikov có những nét tương đồng, sự gặp gỡ khá thú vị, nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn đối chiếu để tìm ra sự tiếp nhận, giao thoa trong văn học, giữa Pháp và Nga, giữa Balzac và Dostoevski.</p> Lê Thị Thu Hiền Tạ Thị Anh Đào Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 52 52 Khai thác hệ thống tính từ trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/544 <p>Phạm Hổ là cây bút tài ba với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi có giá trị về nghệ thuật và nội dung đặc sắc. Trong thơ thiếu nhi, Phạm Hổ đã huy động một số lượng tính từ nhất định vào việc sáng tác, miêu tả các sự vật hiện tượng, nâng cao giá trị biểu đạt của hình ảnh thơ. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non là hình thức học chủ đạo giúp trẻ làm quen tác phẩm văn học. Thông qua hoạt động này, giáo viên có thể khai thác hệ thống tính từ trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi nhằm giúp trẻ hiểu hơn về hình ảnh thơ, phát triển nhận thức cho trẻ về sự vật hiện tượng được miêu tả, bồi đắp tính thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.</p> Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Thị Khánh Linh Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 67 67 Lý luận phê bình văn học: Có hay không hiện tượng giải phương Tây hóa các lý thuyết văn học ở Việt Nam? https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/545 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Giải phương Tây hóa trong lý thuyết đã bắt đầu diễn ra cách đây nhiều thập kỷ chủ yếu ở những nước đang phát triển hoặc những nước thuộc thế giới thứ ba. Trong xu thế đó, chính ở cái nôi sinh ra các lý thuyết, người ta cũng bắt đầu nhận ra những biến đổi, những điểm đứt gãy, những khoảng trống, và cả vênh lệch trong các lý thuyết vốn được xây dựng từ nền triết học thực chứng phương Tây. Bài viết đề cập đến hiện tượng phổ biến này trên thế giới ở các nền văn học phi phương Tây, và cụ thể, đặt ra vấn đề có hay không hiện tượng giải phương Tây hóa các lý thuyết văn học ở Việt Nam. Để làm sáng tỏ mục tiêu này, bài viết tập trung vào ba luận điểm chính: Thứ nhất, xác lập rõ khái niệm giải phương Tây hóa; Thứ hai, khảo sát diện mạo chung của việc tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết văn học ở Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay; và cuối cùng, đưa ra một số đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học ở Việt Nam nhằm hướng tới việc nhận chân quá trình giải phương Tây hóa như một tiêu chí xây dựng nền lý luận ở Việt Nam. </span></p> Cao Kim Lan Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 76 76 Đạo và Thanh khí của nhóm Xuân Thu nhã tập https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/546 <p>quan niệm về Đạo và Thanh khí là hạt nhân trong quan niệm nghệ thuật của nhóm Xuân Thu nhã tập. Nó có liên quan với quan niệm về đạo của tư tưởng phương đông. Bài viết này tìm hiểu khái niệm Đạo và Thanh khí của nhóm Xuân Thu nhã tập trong liên hệ với hai một phạm trù này theo quan điểm của văn hoá, tư tưởng phương Đông. Từ đó, bài viết khẳng định, Đạo và Thanh khí trong Xuân Thu nhã tập có sự tiếp thu nội dung khái quát và cách thức diễn đạt các khái niệm Đạo và Khí của triết học phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Sự tiếp thu này có mục đích là nhấn mạnh xu hướng tôn thờ thơ thuần tuý, tinh khiết của nhóm và sự đề cao đối với vai trò của trực giác, tiềm thức đối với sáng tác thơ ca. Tác phẩm “Màu thời gian” là hiện thân điển hình cho quan điểm Đạo và Thanh khí của nhóm.</p> Đỗ Thị Cẩm Nhung Phạm Phương Chi Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 89 89 Vài suy nghĩ về Thơ dân tộc thiểu số trên hành trình hội nhập https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/547 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Thơ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu trong khoảng hai chục năm trở lại đây, nhất là vào thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là không ít nỗi lo cho hành trình đến tương lai của các nhà thơ DTTS, liên quan đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá trong thời kì hội nhập. Bài viết thể hiện một số quan điểm của tác giả về vấn đề nhìn nhận và đánh giá những tác động của đời sống xã hội thời kì hội nhập đến tính bền vững của văn học các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.</span></p> Nguyễn Kiến Thọ Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 102 102 Cảm thức biển đảo trong văn học Việt Nam thời trung đại (thế kỷ X - XIX) https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/548 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR" style="letter-spacing: -.1pt;">Bài viết khảo sát tác phẩm văn học về đề tài biển đảo trong văn học Việt Nam thời trung đại (thế kỷ X - XIX) theo diễn trình lịch sử xã hội và lịch sử văn học, từ đó phân tích, khái quát những phương diện khác nhau trong cách cảm nhận, cắt nghĩa, biểu đạt về biển đảo của các tác giả nhìn từ tương quan đa chiều: vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia; không gian sống, sinh hoạt của cư dân; vùng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia. Kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng như vấn đề đặt ra trong nội dung bài viết không chỉ cho thấy sự vận động của tư duy nghệ thuật trung đại mà còn có ý nghĩa gợi mở đối với công cuộc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.</span></p> Đỗ Thị Thu Thủy Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 108 108 Nhu cầu khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dưới tác động của đại dịch covid – 19 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/549 <p>Dưới cuộc cách&nbsp; mạng 4.0 chính là sự bùng nổ của mạng Internet, thương mại điện tử và cách thức tiếp thị của các doanh nghiệp, chính sự thay đổi này đã tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã chuyển đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online, dần dần nó trở thành xu hướng mới được nhiều người quan tâm và ưa dùng. Nhiều bạn trẻ đang học và mới ra trường bị đình trệ những ý tưởng starup. Theo đó nhiều bạn sinh viên nói chung, các bạn sinh viên Trường Đại học &nbsp;Sư phạm Hà Nội nói riêng cũng bắt đầu nắm bắt xu thế mới, nhanh chóng hòa nhập với tình hình kinh tế chung xã hội và triển khai những kế hoạch khởi nghiệp bằng hình thức online. Từ nhận thức trên, tôi lựa chọn vấn đề với tên gọi “Nhu cầu khởi nghiệp online của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dưới tác động của đại dịch Covid - 19”.</p> Nguyễn Thị Huệ Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 122 122 Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch tại cộng đồng ở tỉnh Phú Thọ https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/550 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Nhân lực là yếu tố cốt lõi tạo nên chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch. Vấn đề đào tạo nhân lực du lịch luôn là một bài toán khó đối với người làm du lịch, đặc biệt là đối với những loại hình sản phẩm du lịch sử dụng nhân lực tại chỗ, nhân lực là người dân tại các địa phương. Du lịch cộng đồng hiện đang là một điểm nhấn tại tỉnh Phú Thọ như một loại hình sản phẩm có lợi thế về tài nguyên và nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực du lịch cộng đồng và đào tạo nhân lực du lịch cộng đồng đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách. Bài viết tập trung bàn về giải pháp đào tạo nhân lực du lịch tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. </span></p> Nguyễn Thị Huyền Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 136 136 Làng thêu Đông Cứu - mô hình phát triển của nghề thủ công truyền thống trong xã hội hiện đại https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/551 <p class="tukhoa" style="line-height: 130%;"><span lang="PT-BR">Bài viết vận dụng phương pháp nghiên cứu chứng thực lịch sử và so sánh chứng thực lịch sử để phân tích tính độc đáo của nghệ thuật thêu thủ công tại làng nghề Đông Cứu. Nghiên cứu quá trình phát triển của làng nghề nói chung, nghề thêu của thôn Đông Cứu nói riêng, là một vấn đề có ý nghĩa lý luận - lịch sử cấp thiết. Bên cạnh mục đích để bảo tồn nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế, việc nghiên cứu, tìm hiểu nghề thủ công không chỉ là khơi dậy giá trị di sản, thành tựu văn hoá của các thế hệ đi trước, mà chính yếu là từ truyền thống đó cần tìm ra các nguyên nhân, cơ chế vận động, các mối quan hệ sinh thái, xã hội, kinh tế, đối với sự hình thành, tồn tại, biến đổi và phát triển để từ đó có căn cứ đưa ra hướng phát triển tiếp theo cho nghề thủ công truyền thống trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.</span></p> Bùi Quang Khánh Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 147 147 Ứng dụng chất liệu văn hóa vào thiết kế sản phẩm: một nghiên cứu trường hợp từ đồ án sinh viên tại ngành thiết kế công nghiệp, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/552 <p>Việc đưa ý tưởng văn hóa vào thiết kế sản phẩm từ lâu đang còn thiếu vắng các nghiên cứu liên quan, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục thiết kế công nghiệp tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này nhìn nhận và đánh giá việc ứng dụng chất liệu văn hóa vào thiết kế sản phẩm trong môi trường học thuật thông qua việc phân tích 02 bài thiết kế của sinh viên ở Đồ án 2, học kỳ 1 2023-2024, ngành Thiết kế công nghiệp, trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh. Hai đồ án nói trên được chọn giữa 23 đồ án của học môn này và được phân tích để làm rõ quy trình làm việc sáng tạo khi ứng dụng chất liệu văn hóa như là một nguồn cảm hứng để thiết kế sản phẩm công nghiệp. Một số hướng tiếp cận được đề xuất ở phần cuối để sinh viên ngành Thiết kế công nghiệp tại Việt Nam có thể đưa ý tưởng văn hóa vào sản phẩm hiệu quả hơn.</p> Dương Liên Trang Nhã Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 158 158 Biến đổi văn hóa sinh kế - làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/553 <p>Trong các nghề thủ công của người Việt ở Bắc Bộ, có nghề khai thác và chế tác đá, tồn tại ở các vùng có nhiều loại nguyên liệu này, từ đó, xuất hiện các làng khai thác và chế tác đá với các mức độ khác nhau. Làng đá Ninh Vân (huyện Hoa Lư) là làng nghề chế tác đá có tiếng từ xa xưa. Từ chỗ chỉ tạo rạ các sản phẩm đơn giản, phục vụ đời sống thường ngày, như các loại cối đá, cối xay, người thợ đá Ninh Vân tiến lên tạo ra các sản phẩm lớn, chi tiết phức tạp, mang tính nghệ thuật cao, như bàn thờ, các loại tượng và nhà ở, nhà thờ bằng đá với nhiều mảng điêu khắc trang trí tinh xảo như kỹ thuật làm trên chất liệu gỗ. Việc thay đổi phương thức làm nghề đã làm biến đổi văn hóa sinh kế làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân.</p> Ngô Thị Kim Tuyến Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 170 170 Hệ giá trị văn hoá Việt Nam với việc xây dựng văn hoá học đường https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/554 <p>Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự tác động của kinh tế thị trường hiện nay, xây dựng văn hóa học đường có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và mục đích nhân văn của giáo dục. Xây dựng văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Để tháo gỡ những khó khăn, thách thức này thì việc phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong xây dựng văn hóa học đường là vấn đề có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu có liên quan về hệ giá trị văn hóa Việt Nam (Dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học – theo Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI) và văn hóa học đường; bài báo phân tích vai trò của hệ giá trị Việt Nam đối với việc xây dựng văn hóa học đường&nbsp; ở nước ta hiện nay, thể hiện ở các vai trò cơ bản: Là nền tảng cơ sở cho văn hóa học đường; định hướng cho xây dựng văn hóa học đường; bảo vệ và củng cố văn hóa học đường theo hướng nhân văn, truyền thống và hiện đại; thông qua văn hóa học đường giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.</p> Hồ Thị Thủy Lê Thành Thế Dương Ngọc Khang Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 179 179 Vai trò xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo tinh thần “7 dám” https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/555 <p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo tinh thần “7 dám” hiện nay là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, mà trực tiếp là trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng và trách nhiệm của chính đội ngũ sĩ quan trẻ. Bài viết làm rõ quan niệm, đặc điểm sĩ quan trẻ và từ đó rút ra quan niệm về xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo tinh thần “7 dám”, chỉ rõ vai trò và đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo tinh thần “7 dám” góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống tốt đẹp của Quân đội và dân tộc Việt Nam; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.</span></p> Vũ Duy Đại Nguyễn Đức Thuận Bản quyền (c) 2025 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2025-03-24 2025-03-24 1 03 190 190