https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/issue/feedTạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn2025-06-01T11:21:09+07:00Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân vănsjsh@hpu2.edu.vnOpen Journal Systems<p>Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn</p> <p>Đơn vị quản lý: Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.</p> <p>Email: <a href="mailto:tapchikhoahoc@hpu2.edu.vn">sjsh@hpu2.edu.vn</a></p>https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/597Frenhofer – nhân vật kỳ ảo trong truyện ngắn Kiệt tác không người biết của Honoré De Balzac 2025-06-01T10:39:16+07:00Lương Thị Hồng Gấmluongthihonggam@hpu2.edu.vn<p>Kiệt tác không người biết là một trong những truyện ngắn kỳ ảo tiêu biểu của H. De Balzac. Cái kỳ ảo trong tác phẩm được biểu hiện trên nhiều phương diện, trong đó, Frenhofer được xem là một nhân vật kỳ ảo tiêu biểu. Cái kỳ ảo của nhân vật Frenhofer được biểu hiện tập trung ở ba khía cạnh: tính “siêu nhiên”; trạng thái vô thức và năng lực ban sự sống cho nhân vật. Việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật kỳ ảo Frenhofer đã góp một phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/598Biểu tượng ngôi nhà, bếp lửa trong tiểu thuyết dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 19862025-06-01T10:51:32+07:00Bế Thị Thu Huyềnthuhuyen.daihochalong@gmail.com<p>Sau 1986, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng đã đạt được những thành tựu nổi bật, cho thấy sự nỗ lực đáng kể của đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số - vốn được xem là các “sứ giả văn hóa” của dân tộc mình. Một trong những thành công của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau Đổi mới có thể kể đến là việc họ kiến tạo một hệ thống biểu tượng văn hóa đặc sắc làm nên dấu ấn riêng không thể lẫn của dân tộc mình trong bức tranh đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu khai thác và khám phá giá trị văn hóa của biểu tượng ngôi nhà và bếp lửa – hai trong số những biểu tượng văn hóa mang chiều sâu tư duy và chứa đựng những quan niệm nhân sinh tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/599Đặc điểm sử dụng từ láy trong truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng2025-06-01T10:56:13+07:00Bùi Kim Thoanbuikimthoan@gmail.com<p>Bài báo tập trung phân tích các đặc điểm của từ láy trong truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng. Đó là các đặc điểm về cấu tạo, khả năng kết hợp, từ đó chỉ ra được ý nghĩa của các từ láy trong việc biểu đạt nội dung của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Qua khảo sát 40 truyện ngắn của Ma Văn Kháng, có thể thấy từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng rất phong phú, đa dạng và linh hoạt. Bên cạnh các từ láy quen thuộc, nhà văn còn sáng tạo ra nhiều từ láy mới, thể hiện tài năng ngôn ngữ độc đáo của ông. Chính các từ láy đã góp phần làm cho thế giới hình tượng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thêm độc đáo và sinh động. Bài viết sử dụng các phương pháp và thủ pháp như phương pháp phân tích, phương pháp liên ngành, thủ pháp so sánh, thủ pháp thống kê phân loại.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/600Xu hướng đơn giản hóa về đồ lễ của người đi chùa trong bối cảnh đại dịch covid-192025-06-01T10:59:08+07:00Nguyễn Thị Nhungnguyenthinhung89@hpu2.edu.vn<p>Lễ chùa là nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hàng nghìn năm nay. Lễ chùa nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của Phật tử và đông đảo người dân Việt Nam. Ở bài viết này, chúng tôi vận dụng lí thuyết biến đổi văn hóa, lí thuyết chức năng và triển khai khảo sát tại ba địa điểm: Chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy vào tháng Hai, tháng Ba năm 2022. Thông qua đó, bài viết khẳng định những biến đổi về đồ lễ của người đi lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/601Quá trình du nhập các dòng tu Thiên chúa giáo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại khu vực Mỹ Latinh (thế kỷ XVI - XIX): những điểm tương đồng và khác biệt2025-06-01T11:01:47+07:00Nguyễn Thị Bíchnguyenthibich@hpu2.edu.vnHoàng Minh Đứcnguyenthibich@hpu2.edu.vnPhan Hồng Nhungnguyenthibich@hpu2.edu.vn<p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Các cuộc phát kiến địa lý diễn ra vào thế kỷ XV - XVI được xem là một trong những sự kiện vĩ đại của lịch sử nhân loại. Việc phát hiện ra lục địa châu Mỹ, đặc biệt là vùng Trung và Nam Mỹ giàu có tài nguyên đã thôi thúc các quốc gia châu Âu, trong đó đi đầu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, lên đường tìm kiếm thị trường béo bở, xác lập hệ thống thuộc địa và phân chia phạm vi ảnh hưởng. Trong các cuộc thám hiểm và chạy đua xâm lược thuộc địa đó, không chỉ có sự có mặt của quý tộc, thương nhân mà còn có sự có mặt thường xuyên và đông đảo của các giáo sĩ thuộc nhiều dòng tu lớn như: Augustins, Dominicains, Franciscans, Jésuites... được phái đi để thực hiện sứ mệnh truyền bá đạo Thiên chúa. Nhưng hành trình đưa Thiên chúa giáo hòa nhập vào đời sống của cư dân bản xứ Mỹ Latinh của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, nội dung bài viết tập trung phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình du nhập của các dòng tu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh và bước đầu chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt đó.</span></p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/602Đông kinh nghĩa thục nhìn từ phương diện cải cách giáo dục2025-06-01T11:07:55+07:00Hà Triệu Huyhatrieuhuy97@gmail.com<p>Vấn đề cải cách giáo dục là một trong đề tài được ưu tiên nghiên cứu trong thời gian gần đây khi Việt Nam đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục cả về bề rộng và bề sâu. Những bài học lịch sử đóng vai trò quan trọng cho tương lai và điều này gợi nhắc về một phong trào cải cách giáo dục diễn ra đầu thế kỷ XX, đó là Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào này là một cuộc canh tân về văn hóa, giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam, đồng thời, đó là một cuộc vận động yêu nước và cách mạng tiêu biểu theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX; Đông Kinh Nghĩa Thục là một cuộc cải cách giáo dục theo xu hướng tiến bộ trong lịch sử Việt Nam (thể hiện trong triết lí giáo dục, nội dung chương trình và phương thức hoạt động…). Những bài học mà giáo dục Việt Nam hiện nay có thể học tập, đó là bài học về xây dựng triết lý giáo dục nhất quán, không ngừng đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy và đề cao tính dân tộc và nhân bản trong bối cảnh toàn cầu hóa.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/603Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào từ năm 1962 đến năm 2017: những thành tựu và giải pháp phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa2025-06-01T11:10:46+07:00Đặng Danh Hướngdanhhuong01071988@gmail.comChu Thị Xuyếndanhhuong01071988@gmail.com<p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Việt Nam - Lào là hai quốc gia láng giềng rất thân thiết và gần gũi, từng giúp đỡ nhau trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giữa hai quốc gia Việt Nam – Lào sớm hình thành và phát triển tình đồng chí anh em. Tình cảm này, thể hiện rõ từ năm 1962 đến năm 2017, qua 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và CHDCND Lào, đạt nhiều thành tựu to lớn ở nhiều lĩnh vực hợp tác như: Kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh... Bài viết tìm hiểu về thành tựu trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa hai dân tộc Việt - Lào cũng như <a name="_Hlk80684171"></a>những kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhằm phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong bối cảnh toàn cầu hóa.</span></p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/604Tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái tỉnh Sơn La2025-06-01T11:14:20+07:00Đỗ Thị Mùidothimui@hpu2.edu.vnNguyễn Thị Hằngdothimui@hpu2.edu.vnBùi Thị Kim Oanhdothimui@hpu2.edu.vn<p>Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có 54,7% dân số là dân tộc Thái. Trong quá trình định cư lâu dài trên mảnh đất Sơn La, người Thái đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhiều kinh nghiệm đúc kết thành tri thức bản địa và trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Với các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, bài báo đã tổng quan được những tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái tỉnh Sơn La như: tri thức trong làm thủy lợi, làm đất, thời vụ, xem thời tiết, tạo phân xanh, chăn nuôi; từ đó đề xuất các giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và khai thác các tri thức để phát triển kinh tế.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/605Tư tưởng cải cách giáo dục của vua Thành Thái 2025-06-01T11:18:59+07:00Nguyễn Hữu Phúcthienphuc2509history@gmail.com<p class="tukhoa"><span lang="PT-BR">Sau hàng loạt biến cố đầy đau thương, mất mát và sự can thiệp quyền lực của người Pháp, xã hội Việt Nam bị phân hóa rõ rệt thành hai phái: chủ chiến – chủ hòa, thủ cựu – canh tân. Từ những kết cục bi thảm của phái chủ chiến (bi lưu đày, những cái chết tập thể, …) đã phần nào tác động lên vua Thành Thái khát vọng canh tân mở cửa. <span style="background: white;">Để chấn hưng đất nước, vua Thành Thái nhận thấy sự cần thiết trong việc học tập văn minh phương Tây để cải cách, chấn hưng đất nước. Trong đó, biện pháp đầu tiên cần thực hiện là đổi mới giáo dục nước nhà. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp chặt chẽ với phương pháp nghiên cứu liên ngành là phân tích, tổng hợp,… bài viết sẽ phân tích để làm sáng tỏ về tư tưởng canh tân đất nước thông qua cải cách giáo dục của vua Thành Thái. Từ nội dung của những tư tưởng giáo dục đổi mới đó, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn tinh thần yêu nước của vua Thành Thái trong bối cảnh Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp.</span></span></p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022 https://sjsh.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/606Một số biện pháp ứng phó với dịch bệnh của triều Nguyễn trong thế kỷ XIX2025-06-01T11:21:09+07:00Chu Thị Thu Thủychuthithuthuy@hpu2.edu.vnNguyễn Văn Mạnhchuthithuthuy@hpu2.edu.vnNguyễn Thị Hằngchuthithuthuy@hpu2.edu.vn<p>Dịch bệnh là mối đe dọa và nguy hại đối với xã hội loài người, là một trong những nhân tố tạo nên sự bất ổn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Theo Đại Nam thực lục ghi chép, trong thế kỉ XIX, Việt Nam diễn ra 3 trận dịch lớn với quy mô, phạm vi toàn quốc đó là trận dịch tả năm 1820, trận dịch (chưa rõ tên) năm 1849, trận dịch đậu mùa năm 1888 và hậu quả làm hàng nghìn người tử vong. Bài viết tập trung phân tích sự bùng phát và quá trình lây lan của dịch bệnh; các biện pháp ứng phó với dịch bệnh của triều Nguyễn (thế kỷ XIX) cùng kết luận và bài học kinh nghiệm trong việc ứng phó với dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.</p>2025-06-01T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2022